Những tấm lòng vàng 21.11.2023
Anh Vũ Công Ấn (35 tuổi), làm việc tại cơ sở nước đóng chai Tuấn Hạnh, đường Dương Đình Cúc, H.Bình Chánh, TP.HCM, cho biết tiền lương của năm 2022 trung bình 8 triệu đồng/tháng. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ còn 7 triệu đồng/tháng. 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm. Lương tháng gần nhất anh Ấn nhận được chỉ 5,3 triệu đồng.Ô tô ngang nhiên qua cầu bất chấp biển cấm
Trước luồng dư luận đặt câu hỏi về việc những người đã phẫu thuật thẩm mỹ, giải phẫu khuôn mặt... khi xuất nhập cảnh liệu có gặp khó khăn, đại tá Tuấn cho biết, công tác kiểm soát hộ chiếu giấy tờ từ trước đến nay, các sai sót về khuôn mặt đều được khuyến cáo từ trước và các công dân có sự thay đổi về ảnh khuôn mặt, phải thực hiện thủ tục cấp đổi căn cước công dân và hộ chiếu.Cục phó A08 khuyến cáo các công dân có giải phẫu, thẩm mỹ thay đổi khuôn mặt cần làm thủ tục cấp đổi căn cước, hộ chiếu theo diện mạo mới để tránh gặp khó khăn khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Xe tải, container đậu chiếm lòng đường
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics, siêu trái đất vừa được khám phá có tên HD 20794 d, với khối lượng lớn gấp 6 lần trái đất và nằm trong khu vực gọi nôm na là "vùng sống được".Đây là khu vực cách sao trung tâm ở khoảng cách có thể cho phép nước dạng lỏng xuất hiện trên bề mặt hành tinh, từ đó tạo điều kiện cho sự sống sinh sôi.Tuy nhiên, HD 20794 d di chuyển trên quỹ đạo hình ê líp chứ không phải hình tròn, đồng nghĩa khoảng cách giữa hành tinh với sao trung tâm dao động dựa trên vị trí của quỹ đạo. Vì thế, đến thời điểm này các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc xác định liệu có sự sống trên hành tinh hay không.Manh mối về sự tồn tại của siêu trái đất HD 20794 d bắt đầu từ năm 2022, khi tiến sĩ Michael Cretignier của Đại học Oxford’ (Anh) phát hiện một tín hiệu trong lúc kiểm tra dữ liệu được lưu trữ của Đài Thiên văn La Silla ở Chile.Dựa trên thông tin này, một đội ngũ các nhà nghiên cứu quốc tế vào cuộc. Họ phân tích dữ liệu thu thập được từ 2 thập niên quan sát trước khi xác nhận sự tồn tại của hành tinh trên.“Điều hào hứng là việc hành tinh ở gần trái đất (20 năm ánh sáng) mang đến hy vọng cho các sứ mệnh không gian tương lai trong việc chụp được hình ảnh chi tiết hơn về siêu trái đất này", theo tiến sĩ Cretignier.Các nhà nghiên cứu gọi HD 20794 d là trường hợp nghiên cứu thí điểm vô giá cho các dự án tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hệ mặt trời."Với vị trí của nó nằm trong vùng sống được và gần trái đất, hành tinh có thể đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh tương lai nhằm xác định các đặc điểm khí quyển của những hành tinh ngoài trái đất để tìm kiếm các dấu hiệu sinh học cho thấy tiềm năng có sự sống", theo nhà nghiên cứu.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Clip nồi áp suất nổ tung, 'mẹ bầu' thoát nạn: Kỹ năng sử dụng sao an toàn?
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.